Trang Chủ - Kinh Văn - Ngoại Văn - Tư Tưởng - Khảo Cứu - Văn Học - Nghệ Thuật

Kinh Bốn Niệm Xứ (HT. Thích Minh Châu dịch)

Kinh Bốn Niệm Xứ
(Satipatthàna Sutta)

Như vy tôi nghe.

Mt thi Thế Tôn x Kuru (Câu-lâu), Kammassadhamma (kim-ma st đàm) là đô th ca x Kuru.
Ri Thế Tôn gi các T-kheo:
-- Này các T-kheo.
Các T-kheo vâng đáp Thế Tôn:
-- Bch Thế Tôn.
Thế Tôn thuyết như sau:
-- Này các T-kheo, đây là con đường đc nht đưa đến thanh tnh cho chúng sanh, vượt khi su não,
dit tr kh ưu, thành tu chánh trí, chng ng Niết-bàn. Ðó là Bn Nim x.

Sâm Thương Thảo (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Cuối tháng giêng, trời lạnh sắt se. Nước rỉ ra từ những lùm cây rậm, khe đá hở, rồi theo những đường rãnh, róc rách đổ xuống suối, sườn núi, triền non, mù sương bãng lãng; chỗ đậm như khói, chỗ nhạt như lụa; vật vờ, chao động, nhẹ thênh thênh, huyền ảo như cổ tích, chập chờn như mộng mị. Khi cơn gió thoảng, sương mù lại ùn ùn tỏa ra, phất phơ, lượn vành rồi nằm vắt ngang trên đầu cây trông bình thản, trầm mặc  như một hiền triết ở non cao.

Tư Tưởng Thiền Học Trong Kinh Kim Cang (Thích Nữ Khánh Năng)

Có nhiều cách thức để chúng ta tiếp cận với kinh điển. Chúng ta đọc kinh như một tác phẩm văn học để tìm ra những biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng, hay đọc kinh để hiểu những phạm trù triết học, những tư tưởng ẩn áo mà kinh hàm chứa, v.v…

Cách thức nào không quan trọng. Song, một điều mà người học Phật cần phải lưu ý là cái chân lý thường nghiệm thì phi ngôn thuyết; nó có được do sự kinh nghiệm của mỗi người, như uống nước nóng lạnh tự biết; tự mình phải thâm chứng lấy những gì hàm dưỡng trong giáo lý, không phải chỉ để hiểu mà còn hành nữa. Nên con đường giải thoát của Phật giáo cốt ở ba kỷ luật: Giới, Định, Tuệ. Giới nhằm điều chế phong thái bên ngoài, Định nhằm điều chế tâm tư, còn Tuệ nhằm hiểu biết chân xác. Sự hệ trọng của thiền định trong Phật giáo là vậy.