Trang Chủ - Kinh Văn - Ngoại Văn - Tư Tưởng - Khảo Cứu - Văn Học - Nghệ Thuật

Bí Mật Võ Đạo (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Tajima lấy tấn, loang kiếm một đường theo thế Yogo rồi thu kiếm đứng bất động giữa làn mưa tuyết. Mắt y nhòa đi nhưng óc y tỉnh thức cao độ. Y bắt đầu thực hành yếu chỉ nhập môn thượng thừa tâm pháp: Chuẩn bị đi vào trạng thái này là loại bỏ các tư niệm, tạp niệm, để tâm trôi chảy thong dong như đám mây mùa hạ, như dòng nước mùa xuân... 

Bóng người in giữa ánh tuyết mang đường nét cô đơn và vĩnh cửu như bức tranh chấm phá của một họa gia Sumiye.

Truy Tìm Tự Ngã (Tuệ Sỹ)

Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng. Kinh Kim-cang được soạn tập bằng tiếng Phạn tiêu chuẩn, nhưng rất tiếc chúng ta không thông thạo thứ cổ ngữ này, nên cũng chắc chắn là không thể hiểu hết những tư tưởng ẩn áo của kinh hàm chứa trong các từ ngữ và các câu văn. Như người không biết chữ Hán mà đọc thơ Đường qua một bản dịch thì không thể thưởng thức hết giá trị của bài thơ. Lời thơ là lời của phàm phu mà còn vậy, huống chi lời kinh là lời của Phật. Tuy nhiên, không hiểu chữ Hán thì đọc thơ Đường qua các bản dịch cũng được. Nhưng cũng nên nói thêm là thế giới xưa nay chưa có Huệ Năng thứ hai.

Ý Nghĩa Quy Y Ba Chặng Đường Tu Tập (Thích Nữ Trí Hải)


I. Có ba chặng đường đến giác ngộ: Nhân thiên (con đường nhỏ hay chặng một), Thanh văn, Duyên Giác (con đường trung hay chặng hai), Bồ tát (con đường lớn hay chặng ba). Ở mỗi chặng, động lực tu tập một khác, có thể tóm tắt trong hai yếu tố: Sợ hãi và mong cầu. Chặng một, động lực tu hành là sợ đọa ba ác đạo, mong được phước báo trời người. Chặng hai, sợ đến cả phước báo cõi trời người vì bấp bênh, vì vô thường chi phối. Bởi thế nỗi sợ hãi của Thanh văn là sợ sinh tử luân hồi, và mong cầu của Thanh văn là mong cầu giải thoát. Chặng ba là Bồ tát đạo thì thấy cầu giải thoát cho riêng mình chưa đủ, trong khi bao nhiêu chúng sinh như cha mẹ bà con mình đang ngụp lặn trong biển khổ. 

Nghe Ra (Mặc Không Tử)

Hiên ngoài
then cửa lạnh sương
Nắng mai về ngụ
con đường bỗng dưng
Chim thức giấc
hót vang lừng

Tự khúc gởi Mẹ (Mặc Không Tử)

Lòng biển có bao giờ vơi
Chưa một lần thôi vỗ về bờ cát
Trái tim mẹ
Yêu thương trăn trở...
Giọt lệ âm thầm rơi
Ướt sẫm những hoàng hôn

Lời Thơ Viễn Xứ (Mặc Không Tử)

Bao năm xứ người lưu lạc
Học hành chữ nhớ chữ quên
Bài ca quê hương mẹ dạy
Gió đưa lá rụng bên thềm.

Phố chiều khói sương giăng phủ
Chừng như cũng cợt cũng trêu
Nỗi niềm tha phương, ai hiểu!

SÁU MƯƠI BÀI CA CỦA MILAREPA*

LỜI GIỚI THIỆU

Những câu chuyện và các ca khúc của Milarepa được ưa chuộng và rất phổ biến ở Tây Tạng. Thế nhưng bên ngoài lãnh thổ này thì quá ít điều được biết về vị Thánh vĩ đại này của Phật Giáo. Một phần hoặc toàn bộ các ghi chép về cuộc đời ông đã được xuất bản bằng Anh ngữ, Pháp ngữ và Đức ngữ; nhưng một số lớn ca khúc của ông chỉ mới được tiếp cận trong thời gian gần đây, trừ những ai đọc được Tạng ngữ. Sáu mươi bài ca về Dhamma (Pháp) của ông có thể được tái bản ở đây là nhờ sự cho phép nhiệt tình của dịch giả Giáo sư C. C. Chang, và ân huệ của nhà xuất bản University Books Inc, New York.

PIANO SONATA 14 (By Tue Sy)

Outside the locked gate, a little boy was drawing back against the hedge of hibiscuses. He looked at the quiet monastery in the dark. It was not the first time he came back late; and he, too, was not the only one to come back late. Accidentally or otherwise, the little boys of the monastery had broken a bar of the gate at an end. So, by simply drawing it a little aside, they could slide out and later get back into the monastery easily, of course not forgetting to move the bar back to its former position.

Tân Xuân, Thông Điệp Thơ (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)



Thơ là phải chảy theo dòng sông sự sống
Thấy thực rong bèo
Lá rác cuộn về Đông
Lại có con trăng lặng lẽ chiếu trên dòng
Và thấy cả trăm bờ nhân sinh xao xác mộng