Trang Chủ - Kinh Văn - Ngoại Văn - Tư Tưởng - Khảo Cứu - Văn Học - Nghệ Thuật

Điếu Văn Cung Tiễn Giác Linh Đại Trưởng Lão Hộ Giác



Ngưỡng bạch giác linh ngài,
Hỡi ôi!
Vầng nguyệt đã lặn mây!
Hoa đàm vừa rụng suối!
Khoảng lặng tâm hồn chợt mịt mù tăm tối
Một đóa hương hiu hắt rụng đài khô
Có phải chăng cơn gió hư vô?


Nhớ Mẹ (Mặc Không Tử)



Những đêm dài heo hút giữa lòng con
Đôi mắt mẹ hiện về sâu thăm thẳm
Chừ tuổi hạc gầy hao theo tuế nguyệt
Sương đêm rơi trong cõi nhớ chập chùng.

Cảm Bạt 2 (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Cảm Bạt “Một Cuộc Đời Một Ngôi Sao”
(Truyện Ngài Xá-Lợi-Phất)

Trong trường miên nỗi nhớ

gió vô tận rì rào
cát hồng, đốm tía lả tả bay
sóng tâm tư dạt dào
mây, vén ra trên khung xanh
bóng người lừng lửng
từ sát-na mà hiển hiện vô cùng

Tâm Giáo Án (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)


Dập dờn ký ức mù sương
Nỗi nhớ lật từng trang, từng trang
Có ngọn đèn cô liêu, hiu hắt
Năm mươi năm, đường dài thấm mệt
Và con ngựa già mù mịt bụi nhân sinh…

Nến và Hoa (Mặc Không Tử)


Thắp lên một ngọn nến
Lặng lẽ chung trà pha
Nến hồng hoa hồng nở
Một bình minh chan hòa.


Hoa hồng có tàn nở
Buồn vui cũng thoảng qua


Không nên cho kẻ phàm tục xuất gia trong giáo hội thanh tịnh của đức Bổn Sư (Trích từ kinh Mi Tiên Vấn Đáp)

(Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết-bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn Độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena. Những câu hỏi thì đa trí, sắc bén mà lời giải đáp lại thâm sâu, quảng kiến, lợi tuệ; nhiều khi chỉ là những ví dụ cụ thể, bình dân, giản dị, rất bổ ích cho các nhà học giả, người nghiên cứu, kẻ đa nghi cũng như sự học Phật của các hàng hậu tấn.)
 
- Thưa đại đức! Trẫm nghe rằng giáo hội của Đức Tôn Sư trong sạch, quý báu, cao thượng lắm phải chăng?
- Tâu, vâng.
- Trong giáo hội ấy, tất cả Tăng chúng và Ni chúng đều là người đã chứng đắc các quả vị thanh tịnh cả chăng?

Đạo (Mặc Không Tử)





Đạo nằm sau con chữ
Trang kinh em thuộc lòng
Bao năm làm khách lữ
Thấu hiểu đời huyễn không.

Thi Điếu Cố Đại Trưởng Lão Minh Châu (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Tưởng niệm
giác linh Người,

Hỡi ôi!
Kính quý thay!
Bi xót thay!
Sinh diệt tợ đốm hoa
Sắc không như ánh chớp


Ngồi Lại Với Đêm (Mặc Không Tử)


Đêm khuya
chung trà bạn lữ
ngẫm đời ta
mây trắng lãng du hoài

dòng sông cũ
cơn mưa ngày hội ngộ
chuyện đời người…
thu đến lá vàng phai




Đạp Tuyết Tầm Mai (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Buổi sáng mùa đông năm ấy, tu viện Thiên Môn, phía Bắc thị trấn Odeti, chợt xuất hiện một người khách lạ. Không biết y bao nhiêu tuổi nhưng nom đã già cỗi lắm. Lão vác một nhánh mai to nặng và thò tay giật chuông cổng tu viện.
Lúc ấy tuyết đang rơi, đường sá phủ từng đống tuyết tròn, nhấp nhô như mộ địa, không một bóng người lai vãng. Gió Tây Bắc ào ào thổi qua, tung tuyết rát mặt. Trời nặng nề, đục, đầy vẻ hăm dọa, có lẽ phải lạnh đến mươi độ âm.



Ẩn Sĩ (Mặc Không Tử)



Nắng sớm bên triền dốc núi
Vẽ nên cuộc lữ phù hoa
Ẩn sĩ ngồi yên trầm mặc
Hương rừng theo gió bay xa

Uống ngụm trà xanh đượm vị
Suối trong ngồi ngắm bóng mình
Ban mai thơm mùi hoa cỏ
Chim ngàn tụng một biến kinh

Giấc Mơ Của Bướm (Mặc Không Tử)

Lòng như biển rộng
Thơ cánh buồm khơi
Chở bao ước nguyện
Tặng phẩm dâng đời.

Thơ là chiếc lá
Chú sâu ngủ yên

Thơ là dòng suối
Rửa trôi lụy phiền.

Dẫn Vào Thế Giới Văn Học Phật Giáo (Tuệ Sỹ)

I. GIỚI HẠN CỦA VĂN HỌC PHẬT GIÁO 
Ý nghĩ đầu tiên của một người vừa bước đến văn học Phật giáo, tất nhiên sẽ coi đây chỉ là một nền văn học tôn giáo không hơn không kém, trong tính cách "văn dĩ tải đạo" của nó. Đối với ý nghĩ bàng quan này, một nền văn học như vậy chỉ có nội dung là đủ, còn hình thức diễn đạt chỉ là vấn đề phụ thuộc…; rượu ngon không hệ trọng ở bình chứa.

Hoa Xuân (Mặc Không Tử)




Trắng ngần nụ hoa
Nở tung niềm tịch mịch
Chiều xuân Lanka.

Aims of Buddhist Education (Bhikkhu Bodhi)

Ideally, education is the principal tool of human growth, essential for transforming the unlettered child into a mature and responsible adult. Yet everywhere today, both in the developed world and the developing world, we can see that formal education is in serious trouble. Classroom instruction has become so routinized and pat that children often consider school an exercise in patience rather than an adventure in learning.

Trang Huyền Mộng (Mặc Không Tử)


ảnh MKT
Hoa vàng nhuộm thắm yêu thương
Bài thơ chiếc nón còn vương nắng tà
Thả trang huyền mộng trôi xa
Tặng em tri ngộ chút quà viễn ph
ương.

Arahants, Bodhisattvas, and Buddhas (Bhikkhu Bodhi)

I. Competing Buddhist Ideals

The arahant ideal and the bodhisattva ideal are often considered the respective guiding ideals of Theravāda Buddhism and Mahāyāna Buddhism. This assumption is not entirely correct, for the Theravāda tradition has absorbed the bodhisattva ideal into its framework and thus recognizes the validity of both arahantship and Buddhahood as objects of aspiration. It would therefore be more accurate to say that the arahant ideal and the bodhisattva ideal are the respective guiding ideals of Early Buddhism and Mahāyāna Buddhism.

Accessing Jhana (Ajahn Brahmavamso)

It is important to talk about the jhànas because it links up from the 2nd stage of the meditation which I was talking about earlier. In the 2nd stage one has full awareness on the breath. That is full continuous awareness from the very beginning of the in-breath until it's end. The very clear continuous awareness of the out-breath from the beginning until it's end. And then the next in-breath and the next out-breath.

The Buddhist Way (Ven. Vinayarakkhita)



If we can avoid the greedy way
and live a life the charity way.
If we can avoid the hatred way
and live a life the loving way
If we can avoid the deluded way
and live a life the mindful way
Then know that we are living
our lives the Buddhist way.

Sri Lanka & Buddhism (Venerable Bhikkhu Vinayarakkhita)

 
In this new millennium it seems as if Sri Lanka and Buddhism have become synonyms. Why? Because in the history of Buddhism it was here in Sri Lanka that the Tripitaka was for the first time written down on palm leaves in 100 BC. Again it was here that the cutting of the original Bo-tree from Bodh Gaya was transplanted in the land of Sri Lanka in 240 BC, which is till the present day well protected and well venerated. It was here in 425 AD that Venerable Buddhagosha translated the Tripitaka commentaries from sinhela to pali, which is now available to the whole world.

Tình Trong (Mặc Không Tử)

 
Hương trà sớm quyện khói trầm hương
Cùng gió rong chơi vạn nẻo đường
Nắng mai e ấp ngoài hiên vắng
Tặng bạn tình trong - những giọt sương.

Ngu Ngơ (Mặc Không Tử)




Nửa đêm
trăng ghé vườn chùa
Viết bài thơ 
Mộng 
lên mùa xuân phai
Ngu ngơ ngõ Trúc
trăng cài

Khúc Ca Xuân (Mặc Không Tử)

Chung trà không gió không sương
Vầng trăng tĩnh lặng soi đường hạc bay
Rong chơi nào biết tháng ngày
Chỉ nghe lá rụng mới hay thu tàn
Tàn thu mộng cứ lang thang
Độc hành ta bước giữa ngàn sao khuya

Am Độc Cư (Mặc Không Tử)

 
Lò trầm xông am cốc
Khép thư phòng ẩn cư
Nhẹ nâng chung trà ấm
Hương lẻn vào kinh thư.

Đốt Chữ (Mặc Không Tử)

Bài thơ viết trong lòng cuộc lữ
Có rọi đường dẫn lối được ai không
Em vội vã ghé qua trong khoảnh khắc
Hiểu gì không núi tiếp núi nghìn trùng
Ta viết tâm kinh bên nến tàn ứa lệ
Dòng sông kia ẩn hiện bóng hình
Con sóng thức bạc đầu vỗ mãi
Xô thuyền ý tưởng cứ lênh đênh

Sư Về Muộn (Phổ Đồng)

Đêm nghiêng
ngõ gác trăng vàng
Mấy tầng chuông điểm
đổ tràn thái hư
Sư về
gõ cửa phù hư
Tam sinh đế mộng
trầm hư vỡ bờ

Phật Dạy Chăn Trâu (Tuệ Sỹ)

Không hung hăng tàn bạo, bản tánh vốn thuần hậu dễ sai khiến, siêng năng và nhiều nhẫn nại; nhưng lại hay làm bậy do sự si ngốc. Đó là đặc tính của trâu, mà cũng là đặc tính của chúng sinh. Phật không nhất thiết coi chúng sinh như trâu bò. Kinh Phật mà nói đến trâu, là nói đến bản tính si ngốc, vô trí nơi mỗi loài chúng sinh. Hiệu của Phật là Điều ngự sư, nên ngài là một người chăn, hay một người đánh xe khéo léo, đưa chúng sinh đến thành trì an lạc của giải thoát.


Hạc Về Núi Cũ (Mặc Không Tử)

 
Suối trong đọng lại bóng hình
Hai vầng nhật nguyệt bên mình sớm mai
Hạc về núi cũ đầu thai
Chào nhau một bận vẫn hoài nhớ nhau.

Không Đề (Mặc Không Tử)


Chung trà pha sương sớm
Khói mù họa nên tranh
Bên hiên sư trầm mặc
Líu lo chim chuyền cành.        

Đọc Thơ Tuệ Sỹ (Vĩnh Hảo)

Ai có thể tưởng được đây là bài thơ ngắn của một nhà sư?

Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao
Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát
Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.

Ở đây không cần phải luận bàn làm gì cái sở học uyên bác và trí tuệ cao thâm của nhà sư tác giả bốn câu thơ ấy. Chỉ nói riêng chút xíu về hồn thơ, hơi thơ của ông qua vài bài thơ mà nhiều người từng đọc và say mê. Trước nhất là bài thơ vừa đọc ở trên (có trong thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn), tựa đề: Thoáng Chốc.

Phụng Hiến (Bùi Giáng)



Con có nghĩ: ắt là phải thế
Một đôi lần con ghì siết hai tay
Nàng thơ đẹp của trần gian ứa lệ
Bảo con rằng: hãy nhớ lấy phút giây
                                            B.G.

Ngày sẽ hết tôi sẽ không trở lại
Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu
Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi
Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu

Mộng (Mặc Không Tử)

Đêm qua
mộng
bướm vàng hóa kiếp
Cõi trầm hương
một thuở
phiêu bồng
Tình nhân thế

Ngọn Nến Hồng (Mặc Không Tử)

Ngọn nến hồng
trong đêm
thắp sáng một niềm tin
ôi, mắt buồn thơ dại!
em vẽ
những thành quách cổ xưa

Khung Trời Cũ (Tuệ Sỹ)

Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan

Không Đề (Mặc Không Tử)



Trên cánh hoa đêm
Giọt sương về ngụ
Đợi vầng trăng lên.

Kinh Bốn Niệm Xứ (HT. Thích Minh Châu dịch)

Kinh Bốn Niệm Xứ
(Satipatthàna Sutta)

Như vy tôi nghe.

Mt thi Thế Tôn x Kuru (Câu-lâu), Kammassadhamma (kim-ma st đàm) là đô th ca x Kuru.
Ri Thế Tôn gi các T-kheo:
-- Này các T-kheo.
Các T-kheo vâng đáp Thế Tôn:
-- Bch Thế Tôn.
Thế Tôn thuyết như sau:
-- Này các T-kheo, đây là con đường đc nht đưa đến thanh tnh cho chúng sanh, vượt khi su não,
dit tr kh ưu, thành tu chánh trí, chng ng Niết-bàn. Ðó là Bn Nim x.

Sâm Thương Thảo (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Cuối tháng giêng, trời lạnh sắt se. Nước rỉ ra từ những lùm cây rậm, khe đá hở, rồi theo những đường rãnh, róc rách đổ xuống suối, sườn núi, triền non, mù sương bãng lãng; chỗ đậm như khói, chỗ nhạt như lụa; vật vờ, chao động, nhẹ thênh thênh, huyền ảo như cổ tích, chập chờn như mộng mị. Khi cơn gió thoảng, sương mù lại ùn ùn tỏa ra, phất phơ, lượn vành rồi nằm vắt ngang trên đầu cây trông bình thản, trầm mặc  như một hiền triết ở non cao.

Tư Tưởng Thiền Học Trong Kinh Kim Cang (Thích Nữ Khánh Năng)

Có nhiều cách thức để chúng ta tiếp cận với kinh điển. Chúng ta đọc kinh như một tác phẩm văn học để tìm ra những biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng, hay đọc kinh để hiểu những phạm trù triết học, những tư tưởng ẩn áo mà kinh hàm chứa, v.v…

Cách thức nào không quan trọng. Song, một điều mà người học Phật cần phải lưu ý là cái chân lý thường nghiệm thì phi ngôn thuyết; nó có được do sự kinh nghiệm của mỗi người, như uống nước nóng lạnh tự biết; tự mình phải thâm chứng lấy những gì hàm dưỡng trong giáo lý, không phải chỉ để hiểu mà còn hành nữa. Nên con đường giải thoát của Phật giáo cốt ở ba kỷ luật: Giới, Định, Tuệ. Giới nhằm điều chế phong thái bên ngoài, Định nhằm điều chế tâm tư, còn Tuệ nhằm hiểu biết chân xác. Sự hệ trọng của thiền định trong Phật giáo là vậy.

Hát Cho Em Nghe (Mặc Không Tử)


Ta hát cho em nghe
lời của trùng khơi sóng vỗ
ta hát cho em nghe
lời của biển dạt dào
như tình thương yêu của mẹ
như quê hương ta đó
dịu ngọt câu ca dao
em ơi! hãy hát lên
bài ca về tình thương và hiểu biết
hãy cất lên lời ca
từ trái tim chân thật

Vịnh Vân Yên Tự Phú (Thiền sư Huyền Quang)

Buông niềm trần tục;

Náu tới Vân Yên.

Chim thụy dõi tiếng ca chim thụy


Gió tiên đưa đôi bước thần tiên.


Bầu đủng đỉnh giang (gổng) hòa thế giới;


Hài thong thả dạo khắp sơn xuyên.

Xuân Ý trong Xuân Nhật Tức Sự của Thiền sư Huyền Quang (Thích Nữ Khánh Năng)

Thiền sư Huyền Quang (1254 – 1334) tên thật là Lý Đạo Tái, quê ở làng Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, nay là làng Vạn Ty, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Thuở nhỏ Sư dung nhan kỳ lạ, ý chí cao vời, học một biết mười, biện tài hiển Thánh. Năm Giáp Tuất (1274), Sư đỗ khoa thi hương lúc 20 tuổi, năm sau (1275) đỗ đầu khoa thi hội, được bổ làm việc ở Viện Nội Hàn, từng ứng tiếp sứ Trung Quốc, nổi tiếng văn thơ. Nhưng chẳng bao lâu Sư từ chức xuất gia. Niên hiệu Hưng Long thứ mười ba (1305), Sư xuất gia thọ giới tại chùa Vĩnh Nghiêm, theo làm Thị giả Điều Ngự Giác Hoàng, được pháp hiệu là Huyền Quang. Sư thường phụng chiếu đi giảng dạy kinh các nơi và tuyển Chư Phẩm Kinh, Công Văn, v.v... Những khoa giáo trong nhà thiền mỗi mỗi đều phải qua tay Sư cả. Sau Sư theo hầu Nhị Tổ Pháp Loa y theo lời phó chúc của Điều Ngự Giác Hoàng. Năm Đại Khánh thứ 4 (1317), Sư được Pháp Loa truyền y của Điều Ngự Giác Hoàng và tâm kệ. Khi Pháp Loa mất (1330) Sư nối tiếp làm Tổ thứ ba dòng thiền Trúc Lâm.

Người Thắp Lửa (Mặc Không Tử)

Người gieo ‘hạt lửa xanh’
từng ngày
qua trang sách                
trang văn
trong từng con chữ
trái tim người
hơi thở người
giun dế mãi du ca

Sóng Vượt Qua Bờ (Tuệ Nguyên - Thích Thái Hòa)


Tu là chơi,
chơi với mình trong sâu lắng
chơi với người trong thanh cao
vầng mây từ hạt nắng
thảnh thơi mọi phương trời
vầng trăng xuyên mây bạc
hôn xuống đỉnh núi chơi!

Độc Ẩm (Mặc Không Tử)






Chung trà ấm
Chiều mưa độc ẩm
Hương trầm nhẹ bay.

Khóm Mặc Lan (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

    
Sáng nay, thức dậy lúc sao mai chếch xế nóc nhà, ông giáo già lụi cụi nấu nước sôi, chế trà rồi độc ẩm, thưởng trà cùng với sương sớm. Ông ngồi xếp bằng thế hoa sen, thẳng lưng, bưng chung trà cả hai tay, xoay xoay rồi nhắp từng ngụm nhỏ. Chậm rãi, cẩn trọng... ông uống trà, đồng thời, ông uống luôn cái vị, cái khí, cái không gian thanh bình, tĩnh lặng của miền quê cố đô yên ả... Mùa đông mà trời lạnh nhẹ, khá khô ráo, cũng lạ. Thời tiết đất Thần Kinh mấy năm nay thay đổi khá thú vị; cái mưa dầm thối đất, sụt sùi, sũng nước, không biết nó đã di trú nơi nào, hay đã theo chân mù phương những người xa Huế? Cũng nhớ...

Đi, Về... Giữa Cuộc Viễn Du (Mặc Không Tử)


Nó sinh ra nhằm cung Di, lớn lên lại được nuôi dưỡng trong tinh thần Vô sở trụ của Thiền môn, chỗ ở đối với nó thật đúng như tinh thần “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” của kinh Kim Cang. Độc hành đi về phía trước. Nó tự nhận mình là du tử rong chơi giữa cuộc lữ này. Với nó, đâu đâu cũng là đường về, đâu đâu cũng là quê hương. Bạn bè, người quen nhìn vào, ai cũng ái ngại cho nó. Riêng nó, nó thường vỗ bọc hành lý mỉm cười: Trăm năm quảy gánh phiêu bồng, có-không-không-có muôn trùng huyễn hư.

Huyền Thoại Sa Pa (Mặc Không Tử)

Tôi  sẽ kể em nghe
một Sa Pa huyền thoại
Thị trấn xa xưa
chuyện kể
Chợ Tình*
người xuống chợ
gieo hạt lòng ước nguyện
và đông qua
sẽ ấm một bình minh

Kinh Lá (Mặc Không Tử)


Nhẹ nhàng mỏng manh chiếc lá
Giấu trong mình bài tâm kinh
Huyễn hư vô thường ai hiểu
Thả rơi rơi chiếc bóng mình.

Trà Khuya (Tặng Trà Thơm)


Phật ngài an nhiên tịnh tọa
Con ngồi nhìn khói trầm bay
Đèn khuya tâm kinh lần giở
Mười phương cõi ở lòng này.

Mưa đêm thiên tiên nhã nhạc
Trà Thơm từ cõi Chúng Hương
Lời thơ tặng người Lữ Khách
Rong chơi giữa chốn bụi hồng.

Quảy Trăng Về (Mặc Không Tử)



Đêm khuya hồ tâm lặng
Soi bóng trăng chùa quê
Cửa Tùng hai cánh mở
Sư quảy ánh trăng về.