Trang Chủ - Kinh Văn - Ngoại Văn - Tư Tưởng - Khảo Cứu - Văn Học - Nghệ Thuật

Mộng (Mặc Không Tử)

Đêm qua
mộng
bướm vàng hóa kiếp
Cõi trầm hương
một thuở
phiêu bồng
Tình nhân thế

Ngọn Nến Hồng (Mặc Không Tử)

Ngọn nến hồng
trong đêm
thắp sáng một niềm tin
ôi, mắt buồn thơ dại!
em vẽ
những thành quách cổ xưa

Khung Trời Cũ (Tuệ Sỹ)

Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan

Không Đề (Mặc Không Tử)



Trên cánh hoa đêm
Giọt sương về ngụ
Đợi vầng trăng lên.

Kinh Bốn Niệm Xứ (HT. Thích Minh Châu dịch)

Kinh Bốn Niệm Xứ
(Satipatthàna Sutta)

Như vy tôi nghe.

Mt thi Thế Tôn x Kuru (Câu-lâu), Kammassadhamma (kim-ma st đàm) là đô th ca x Kuru.
Ri Thế Tôn gi các T-kheo:
-- Này các T-kheo.
Các T-kheo vâng đáp Thế Tôn:
-- Bch Thế Tôn.
Thế Tôn thuyết như sau:
-- Này các T-kheo, đây là con đường đc nht đưa đến thanh tnh cho chúng sanh, vượt khi su não,
dit tr kh ưu, thành tu chánh trí, chng ng Niết-bàn. Ðó là Bn Nim x.

Sâm Thương Thảo (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Cuối tháng giêng, trời lạnh sắt se. Nước rỉ ra từ những lùm cây rậm, khe đá hở, rồi theo những đường rãnh, róc rách đổ xuống suối, sườn núi, triền non, mù sương bãng lãng; chỗ đậm như khói, chỗ nhạt như lụa; vật vờ, chao động, nhẹ thênh thênh, huyền ảo như cổ tích, chập chờn như mộng mị. Khi cơn gió thoảng, sương mù lại ùn ùn tỏa ra, phất phơ, lượn vành rồi nằm vắt ngang trên đầu cây trông bình thản, trầm mặc  như một hiền triết ở non cao.

Tư Tưởng Thiền Học Trong Kinh Kim Cang (Thích Nữ Khánh Năng)

Có nhiều cách thức để chúng ta tiếp cận với kinh điển. Chúng ta đọc kinh như một tác phẩm văn học để tìm ra những biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng, hay đọc kinh để hiểu những phạm trù triết học, những tư tưởng ẩn áo mà kinh hàm chứa, v.v…

Cách thức nào không quan trọng. Song, một điều mà người học Phật cần phải lưu ý là cái chân lý thường nghiệm thì phi ngôn thuyết; nó có được do sự kinh nghiệm của mỗi người, như uống nước nóng lạnh tự biết; tự mình phải thâm chứng lấy những gì hàm dưỡng trong giáo lý, không phải chỉ để hiểu mà còn hành nữa. Nên con đường giải thoát của Phật giáo cốt ở ba kỷ luật: Giới, Định, Tuệ. Giới nhằm điều chế phong thái bên ngoài, Định nhằm điều chế tâm tư, còn Tuệ nhằm hiểu biết chân xác. Sự hệ trọng của thiền định trong Phật giáo là vậy.

Hát Cho Em Nghe (Mặc Không Tử)


Ta hát cho em nghe
lời của trùng khơi sóng vỗ
ta hát cho em nghe
lời của biển dạt dào
như tình thương yêu của mẹ
như quê hương ta đó
dịu ngọt câu ca dao
em ơi! hãy hát lên
bài ca về tình thương và hiểu biết
hãy cất lên lời ca
từ trái tim chân thật

Vịnh Vân Yên Tự Phú (Thiền sư Huyền Quang)

Buông niềm trần tục;

Náu tới Vân Yên.

Chim thụy dõi tiếng ca chim thụy


Gió tiên đưa đôi bước thần tiên.


Bầu đủng đỉnh giang (gổng) hòa thế giới;


Hài thong thả dạo khắp sơn xuyên.

Xuân Ý trong Xuân Nhật Tức Sự của Thiền sư Huyền Quang (Thích Nữ Khánh Năng)

Thiền sư Huyền Quang (1254 – 1334) tên thật là Lý Đạo Tái, quê ở làng Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, nay là làng Vạn Ty, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Thuở nhỏ Sư dung nhan kỳ lạ, ý chí cao vời, học một biết mười, biện tài hiển Thánh. Năm Giáp Tuất (1274), Sư đỗ khoa thi hương lúc 20 tuổi, năm sau (1275) đỗ đầu khoa thi hội, được bổ làm việc ở Viện Nội Hàn, từng ứng tiếp sứ Trung Quốc, nổi tiếng văn thơ. Nhưng chẳng bao lâu Sư từ chức xuất gia. Niên hiệu Hưng Long thứ mười ba (1305), Sư xuất gia thọ giới tại chùa Vĩnh Nghiêm, theo làm Thị giả Điều Ngự Giác Hoàng, được pháp hiệu là Huyền Quang. Sư thường phụng chiếu đi giảng dạy kinh các nơi và tuyển Chư Phẩm Kinh, Công Văn, v.v... Những khoa giáo trong nhà thiền mỗi mỗi đều phải qua tay Sư cả. Sau Sư theo hầu Nhị Tổ Pháp Loa y theo lời phó chúc của Điều Ngự Giác Hoàng. Năm Đại Khánh thứ 4 (1317), Sư được Pháp Loa truyền y của Điều Ngự Giác Hoàng và tâm kệ. Khi Pháp Loa mất (1330) Sư nối tiếp làm Tổ thứ ba dòng thiền Trúc Lâm.

Người Thắp Lửa (Mặc Không Tử)

Người gieo ‘hạt lửa xanh’
từng ngày
qua trang sách                
trang văn
trong từng con chữ
trái tim người
hơi thở người
giun dế mãi du ca

Sóng Vượt Qua Bờ (Tuệ Nguyên - Thích Thái Hòa)


Tu là chơi,
chơi với mình trong sâu lắng
chơi với người trong thanh cao
vầng mây từ hạt nắng
thảnh thơi mọi phương trời
vầng trăng xuyên mây bạc
hôn xuống đỉnh núi chơi!

Độc Ẩm (Mặc Không Tử)






Chung trà ấm
Chiều mưa độc ẩm
Hương trầm nhẹ bay.

Khóm Mặc Lan (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

    
Sáng nay, thức dậy lúc sao mai chếch xế nóc nhà, ông giáo già lụi cụi nấu nước sôi, chế trà rồi độc ẩm, thưởng trà cùng với sương sớm. Ông ngồi xếp bằng thế hoa sen, thẳng lưng, bưng chung trà cả hai tay, xoay xoay rồi nhắp từng ngụm nhỏ. Chậm rãi, cẩn trọng... ông uống trà, đồng thời, ông uống luôn cái vị, cái khí, cái không gian thanh bình, tĩnh lặng của miền quê cố đô yên ả... Mùa đông mà trời lạnh nhẹ, khá khô ráo, cũng lạ. Thời tiết đất Thần Kinh mấy năm nay thay đổi khá thú vị; cái mưa dầm thối đất, sụt sùi, sũng nước, không biết nó đã di trú nơi nào, hay đã theo chân mù phương những người xa Huế? Cũng nhớ...

Đi, Về... Giữa Cuộc Viễn Du (Mặc Không Tử)


Nó sinh ra nhằm cung Di, lớn lên lại được nuôi dưỡng trong tinh thần Vô sở trụ của Thiền môn, chỗ ở đối với nó thật đúng như tinh thần “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” của kinh Kim Cang. Độc hành đi về phía trước. Nó tự nhận mình là du tử rong chơi giữa cuộc lữ này. Với nó, đâu đâu cũng là đường về, đâu đâu cũng là quê hương. Bạn bè, người quen nhìn vào, ai cũng ái ngại cho nó. Riêng nó, nó thường vỗ bọc hành lý mỉm cười: Trăm năm quảy gánh phiêu bồng, có-không-không-có muôn trùng huyễn hư.

Huyền Thoại Sa Pa (Mặc Không Tử)

Tôi  sẽ kể em nghe
một Sa Pa huyền thoại
Thị trấn xa xưa
chuyện kể
Chợ Tình*
người xuống chợ
gieo hạt lòng ước nguyện
và đông qua
sẽ ấm một bình minh

Kinh Lá (Mặc Không Tử)


Nhẹ nhàng mỏng manh chiếc lá
Giấu trong mình bài tâm kinh
Huyễn hư vô thường ai hiểu
Thả rơi rơi chiếc bóng mình.

Trà Khuya (Tặng Trà Thơm)


Phật ngài an nhiên tịnh tọa
Con ngồi nhìn khói trầm bay
Đèn khuya tâm kinh lần giở
Mười phương cõi ở lòng này.

Mưa đêm thiên tiên nhã nhạc
Trà Thơm từ cõi Chúng Hương
Lời thơ tặng người Lữ Khách
Rong chơi giữa chốn bụi hồng.

Quảy Trăng Về (Mặc Không Tử)



Đêm khuya hồ tâm lặng
Soi bóng trăng chùa quê
Cửa Tùng hai cánh mở
Sư quảy ánh trăng về.

Nhẹ Khép Cổng Sài (Mặc Không Tử)


Trời đã về khuya, Nguyên lầm lũi ven theo triền núi dẫn đến Thiền Duyệt cốc, sương đêm ướt đẫm đôi vai gầy, buốt lạnh. Qua bao ngày trèo đồi lội suối, đôi giày đã rách nát vì cỏ gai và đá sỏi, chiếc áo bạc màu phong phanh đón gió, tay nãi chỉ vỏn vẹn một bộ đồ, y, bát, tọa cụ và chút lương khô. Khi vừa đến nơi, trăng thu vằng vặc, tỏa sáng lung linh cả núi rừng. Bước vào am tranh, bên ngọn đèn dầu leo lét, vị sư già đang thiền tọa, Nguyên ngồi xuống một bên, chờ đợi…

Ngọn Nến Trong Đêm (Mặc Không Tử)

Đã mấy canh giờ trôi qua, Hải Triều vẫn ngồi bất động. Trên bàn chung trà lạnh ngắt, ngọn nến lắt liu hắt vào khuôn mặt chàng – khuôn mặt gầy thanh tú, vầng trán cao hằn những gợn sóng suy tư, đôi mắt thẳm sâu chìm vào bóng đêm hun hút. Thật lâu thân hình ấy mới cử động. Một cách vô thức, chàng trở dậy đến bên cây đàn Piano, nhẹ tay lấy đi tấm voan, những hạt bụi nhỏ lất phất bay. Từ lâu rồi nó vẫn hiện hữu thầm lặng ở góc phòng, thầm lặng như cuộc sống của chàng vậy.

Mở Cánh Cửa Tâm Hồn Bạn (Thích Nữ Khánh Năng dịch)


Lời người dịch:

Đời sống là một chuỗi những câu chuyện xen lẫn nhau, không phải là những khái niệm. Khái niệm thì khác xa với sự thật. Do vậy, một câu chuyện được kết cấu với tình tiết phong phú và có ý nghĩa thì gần gũi với đời sống thực tế. Đó là lý do tại sao chúng ta dễ dàng liên hệ với đời sống qua các câu chuyện hơn là những lý thuyết trừu tượng. Và đó cũng là lý do mà thầy Ajahn Brahm - tu sĩ người Anh, Tu viện trưởng rừng thiền Bodhinyana và là Giám đốc hội Phật học Tây Úc - chọn cách giảng dạy, trình bày pháp thông qua những câu chuyện.

Gõ Cửa Dưới Trăng (Mặc Không Tử)

“Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu”
(Một chiếc lá ngô đồng rụng xuống
Cả thiên hạ biết mùa thu trở về
Thế đấy! Chính cái đẹp mang tính ước lệ của thi ca xưa: Lá ngô đồng, trăng, cánh buồm khơi… kết hợp với nghệ thuật “vẽ mây nẩy trăng” nên cái độc đáo của thơ Đường là sức hút thu vào bên trong mà người đọc phải tự mình khám phá thế giới ấy, thế giới của huyền thoại, của mộng và thực, của lãng đãng khói sương trên đỉnh núi đá cô liêu ngàn đời tịch mặc, của xao xuyến rêu bèo trên con sông dài cuồn cuộn chảy về khơi…

Kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc (HT. Thích Minh Châu dịch)



 KINH TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC
 (Sabbàsava Sutta)

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Khi ở tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo!" --"Bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói: "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Người pháp môn phòng hộ tất cả lậu hoặc". Hãy nghe và khéo tác ý. Ta sẽ nói". --"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Thế Tôn nói như
sau:

Trên Đỉnh Phù Vân (Mặc Không Tử)


Cao ngất Yên Tử đỉnh
Đá núi chập chùng mây
Bốn mùa trong tĩnh mịch
Hang mây sương phủ dày
Nửa đời phong trần khách
Lên non nằm ngủ say

Anh Lùa Bò Vào Đồi Sim Trái Chín (Bùi Giáng)


Anh lùa bò vào đồi sim trái chín
Cho bò ăn cỏ giữa rừng sim
Anh nhìn lên trời xanh đỏ chín
Anh ngó bốn bề cây lá gió rung rinh

Anh nằm xuống để nhìn lên cho thỏa
Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh
Chìm ngây ngất vào trong đôi mắt lả
Anh lim dim cho chết lịm hồn mình

Trên Tất Cả Đỉnh Cao Là Lặng Im (Phạm Công Thiện)






... Một đêm, tôi nằm chiêm bao thấy Goethe hiện về, bảo tôi hãy nhớ lại câu thơ ngắn của ông và gợi ý gián tiếp cho nhan đề tập thơ này:


Ueber allen Gipfeln
Ist Ruh

(Trên Tất Cả Những Đỉnh Cao
Là Bình Yên)


Một ngày xa xưa nào đó trong trí nhớ loài người, Goethe đã viết câu trên nơi khung cửa sổ túp lều gỗ vùng núi cao Kickelhaln ở Ilmenau vào một buổi chiều ngày 6 tháng 9 năm 1780; trên năm chục năm sau, trở về thăm lại chốn cũ, tình cờ Goethe nhìn thấy lại những câu thơ mình đã viết bằng bút chì nơi khung cửa ấy, dù trên nửa thế kỷ đã trôi qua và đã xóa đi tất cả mọi sự.