Trang Chủ - Kinh Văn - Ngoại Văn - Tư Tưởng - Khảo Cứu - Văn Học - Nghệ Thuật

Vượt Qua Khuynh Hướng Duy Vật Tâm Linh (Đạo Sinh dịch)

Chương 1: Khuynh Hướng Vật Chất Mang Tính Tâm Linh

Chúng ta đã đến đây để học về tâm linh. Tôi tin tưởng phẩm tính chân thật của sự tìm kiếm này, nhưng chúng ta phải đặt nghi vấn về bản thể của nó. Vấn đề là tự ngã có thể biến mọi thứ trở thành đồ dùng của nó, ngay cả tâm linh. Tự ngã thường xuyên nỗ lực giành giựt và ứng dụng các giáo pháp về tâm linh để thủ lợi. Các giáo pháp này được coi như ngoại vật, nằm ngoài cái “tôi”, một triết lý chúng ta đang cố bắt chước. Chúng ta không thật sự muốn trở thành, hay đồng nhất với giáo pháp. Vì thế, nếu thầy chúng ta nói về phá ngã, chúng ta cũng cố bắt chước phá ngã. Chúng ta cũng thực hiện đầy đủ các động tác, cũng có những cử chỉ điệu bộ thích hợp,

A Worldly Life with Joy in the Way (Translation by Đạo Sinh)


1.
Though settling in the city,
The way of life I follow is of forest and mountain,
The ten thousand actions calmed and my being at ease.
Already for half a day I have let go of mind and body.
The sources of thirst and desire cease,
No reflection on lovely pearls or precious jades.
Both praises and blames are silenced, too;

The Insight that Brings Us to the Other Shore (Ven. Thich Nhat Hanh)


Avalokiteshvara
while practicing deeply with
the Insight that Brings Us to the Other Shore,
suddenly discovered that all of the five Skandhas are equally empty, and with this realisation he overcame all Ill-being.
“Listen Sariputra,
this Body itself is Emptiness
and Emptiness itself is this Body.
This Body is not other than Emptiness
and Emptiness is not other than this Body.

Xanh (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)





Đạo thiền thở nhẹ khói sương
Ba đời mây trắng, bốn phương bạn lành
Non còn chiếc lá long lanh
Đón trăng, đùa gió, tình xanh bốn bề.


(Am Mây Tía, ảnh MKT)

Gánh Không


Ảnh MKT


Người xuống núi kẻ lên non
Bộ hành xuôi ngược dặm mòn tử sinh
Gánh không túi rỗng đăng trình
Dáng thầy bóng núi bên mình sớm mai.

 ***
(9/ 2013, Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Mặc Không Tử)

Phân Bón Kinh Nghiệm và Cánh Đồng Giác Ngộ (Đạo Sinh dịch)

Làm thế nào để sinh khởi bodhi, trạng thái giác ngộ của tâm? Luôn có một điều bất ổn lớn lao khi ta không biết phải bắt đầu như thế nào; và hình như ta đang bị vướng mắc không ngừng trong giòng chảy của cuộc đời. Một áp lực thường xuyên từ các ý tưởng, các ý tưởng miên man, cũng như sự mơ hồ và tất cả các loại ham muốn, vẫn liên tục xảy ra. Nếu ta nói theo cung cách của một gã đàn ông ngoài đường phố

Lời tựa "Vượt Qua Khuynh Hướng Duy Vật Tâm Linh" (Đạo Sinh dịch)


Loạt bài nói chuyện sau đây đã được trình bày ở Boulder, Colorado, mùa thu năm 1970 và mùa xuân 1971. Lúc đó chúng tôi vừa mới thành lập trung tâm hành thiền Karma Dzong ở Boulder. Mặc dù phần lớn học trò của tôi đều rất thành tâm trên con đường tâm linh, nhưng họ cũng đã mang đến cho con đường đó nhiều sự mê mờ, nhầm lẫn và mong cầu. Vì thế, tôi thấy cần phải chỉ cho họ một cái nhìn tổng quát về con đường và một số cảnh báo về những hiểm nguy trên con đường đó.

Câu Thơ và Chiếc Bóng (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Từ chiếc bóng muốn vượt qua chiếc bóng
Quẩn quanh hoài đỉnh óc với miền tim
Máu ngại bụi và tế bào ngại khói
Cô đơn dài xa hút một đường chim

Bạn bè cũ, người khóc kẻ cười
ôm chân cầu hoạn nạn
Sợ chống chèo, thuyền hư mục
suốt dòng không
Hội đèn tàn bên quán chiều, chợ cũ
Tha thiết gọi đò nhưng chẳng muốn sang sông

Reduction to the Nothingness (by Ven. Tue Sy)

I. REDUCTION OF THE EXTERNAL WORLD

After a hundred years had been elapsing, since the Western’s beginning their studies of Buddhism up to the first part of this century, regardless of the method that claims to be scientific and accurate, they still showed much confused and disappointed when encountering an object of investigation that appears to escape more than a definition. Whether they tried to express all their enthusiasm toward it as did Stcherbatsky or intended to retain the rigorously objective behavior of a scholar, their conclusion was all the same with somehow intense sorrow.

Association with the Wise (by Bhikkhu Bodhi)

The Maha-mangala Sutta, the Great Discourse on Blessings, is one of the most popular Buddhist suttas, included in all the standard repertories of Pali devotional chants. The sutta begins when a deity of stunning beauty, having descended to earth in the stillness of the night, approaches the Blessed One in the Jeta Grove and asks about the way to the highest blessings. In the very first stanza of his reply the Buddha states that the highest blessing comes from avoiding fools and associating with the wise (asevana ca balanam, panditanan ca sevana).

Đi Vào Cõi Thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)

Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u.... Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi

Vu Vơ (Mặc Không Tử)

Ảnh: MKT

Ta ngồi ghép mộng
thành thơ
Chợt đâu câu chữ
hóa tờ kinh không
Thơ theo cuộc lữ
phiêu bồng

Trầm Mặc (Mặc Không Tử)

Trầm mặc nắng
trầm mặc mưa
Đất trời trầm mặc
nắng mưa tự tình
Trầm mặc sách
trầm mặc kinh
Ý thơ trầm mặc
nghiêng mình nghe mưa

Cha Mẹ: Thầy Dẫn Đạo Của Con (Vĩnh Hảo)

Mỗi khuya thức dậy, nghe mõ nhịp nhàng, nghe chuông nhẹ điểm, hòa trong tiếng tụng kinh nho nhỏ mà tha thiết chân thành của mẹ; gần đó, hồng chung chùa sư nữ Vạn Thạnh ngân vang, xa xa vẳng tiếng chuông Hải Đức dội về. Tất cả những thanh âm thiền vị, sâu lắng và đẹp đẽ nhất đã nuôi dưỡng tâm hồn nhạy cảm của tôi từ lúc bé thơ.

Đạo Sĩ Và Hư Vô (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Ta ngồi mãi giữa hư vô lòng núi
Bỗng thấy chiều hớt hải đuổi theo mây
Khối thời gian rơi vào triền đá lặng
Hiện tại nào mất hút ở đầu cây

Đời đạo sĩ, con còng già bỏ tổ
Lên non cao còn sợ nước triều lên

Lẩn Thẩn Một Dòng Sông (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Sống với núi mà tình chưa hóa núi
Nên đôi khi lẩn thẩn một dòng sông
Lẩn thẩn cánh chim màu hoàng hôn ướt sẫm
Cùng cánh bèo xao xuyến nỗi sầu đông

Tiếng ai hát mà bờ xa sóng vỗ
Đẩy con đò trôi hút cõi cô liêu

The Seven Factors of Enlightenment (by Piyadassi Thera)

Ảnh: MKT
The Tipitaka, the Buddhist canon, is replete with references to the factors of enlightenment expounded by the Enlightened One on different occasions under different circumstances. In the Book of the Kindred Sayings, V (Samyutta Nikaya, Maha Vagga) we find a special section under the title Bojjhanga Samyutta wherein the Buddha discourses on the bojjhangas in diverse ways. In this section we read a series of three discourses or sermons recited by Buddhists since the time of the Buddha as a protection (paritta or pirit) against pain, disease, and adversity.

Nhân đọc Triết Học Thế Thân bản dịch Việt ngữ (Tuệ Sỹ)

Saigon trước năm 1973, có khoảng chừng ba  hay bốn “dàn máy tính.” Con số quá khiêm tốn. Vì vậy, ngay trong giới Đại học, đây là nói về Đại học Vạn Hạnh, nhất là tại các trường thuộc khoa học nhân văn, số sinh viên hiểu biết về các quy tắc hoạt động của vi tính không nhiều, nếu không nói là hầu như không có. Tất nhiên, trong một phạm vi hạn chế, hoạt động của vi tính đã bắt đầu gây ảnh hưởng trong đời sống của chính sinh viên, học sinh một cách vô hình. Cụ thể, đã có một lớp học sinh chịu ảnh hưởng trực tiếp của vi tính đối với tương lai của mình: đó là số học sinh được gọi là “tú tài IBM”. Đối với số học sinh này,“chiến trường” hay “sân trường” sẽ tùy thuộc hoạt động của vi tính.

Những Ván Cờ (Vĩnh Hảo)


(Viết tặng Th. Tâm Quang)

Đánh cờ tướng là một trò tiêu khiển thú vị lắm. Dàn binh bố trận, đưa quân mình sang xâm lấn nước người, đánh cho tan tác đội ngũ của đối phương, đánh cho tướng địch phải chắp tay đầu hàng. Vừa công vừa thủ, tiền quân hậu quân phối hợp chặt chẽ, chặn đánh quân thù trên từng tấc đất. Lúc thì xe pháo công thành, khi thì tốt ngựa bắt tướng; lúc thì thương tiếc quân sĩ, bảo vệ cả con tốt mọn, khi thì thí mạng bỏ cả xe tượng để giữ lấy chủ soái tối cao. Chẳng lúc nào là không thú vị...

Tao Ngộ (Mặc Không Tử)



Sương đọng trên mi mắt
Long lanh dưới nắng hồng
Bình minh lên tắm gội
Những nỗi buồn hư không.

Tình ta là lá cỏ
Tình ta là mây bay

Piano Sonata 14 (Tuệ Sỹ)


 Đứng bên ngoài khung cổng sắt đã khóa kỹ, Nghi nép vào hàng giậu được kết bằng cây dâm bụt, nhìn vào bóng tối yên lặng đang bao trùm cả tu viện. Đây không phải là lần đầu tiên chú về trễ, và cũng không phải là người duy nhất về trễ như vậy. Các chú ranh mắt, hoặc vô tình hoặc cố ý, và bằng cách nào đó, đã làm cho một chấn song của cửa sắt gẫy hết một đầu, chỉ cần kéo nhẹ qua là lách mình vào lọt. Rồi sau đó nắn lại, cánh cửa sắt vẫn lầm lì như không hề biết đến những cuộc vi hành ngoài luật lệ thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Sư trưởng của tu viện không hề hay biết.

Đôi Bạn (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Viên toàn quyền người nước Anh cho thủy thủ neo thuyền nơi một bãi vắng; y leo lên một ngọn đồi nhỏ, đưa ống dòm xem khắp một vùng: Nơi này dân cư thật thưa thớt, vài xóm nhà nằm cheo leo bên sườn đồi, lan xuống thung lũng, chạy ra bãi cát. Và cây cối. Và biển xanh. Dãy núi hình rắn lượn trấn phía Bắc hòn đảo tạo thành một vùng bình nguyên, nổi lên bên sau là mấy chóp núi đá trắng nhọn mênh mang sương khói… Hồi lâu, viên toàn quyền bước xuống đồi, nói với viên thông ngôn:

Lời Thề Ban Sơ (Đạo Sinh)

Đảo xanh hứng mấy giọt sầu
Hắt hiu cánh nhạn tìm đâu nẻo về
Mịt mù muôn dặm sơn khê
Trong ta vẫn đọng lời thề ban sơ...
***
On the green island
Some dismal visions
Came to my mind now and then.

Tìm Phật (Mặc Không Tử)

Hơn mười năm biệt xứ
Tìm Phật ở quê người
Lật từng trang kinh sử
Vẫn mù sương lòng con.

Hơn mười năm trăn trở

Tìm Phật, lại tìm con
Dõi theo từng hơi thở
Phật mỉm cười bên con.

The Song of the Realization of the Way (By Zen Master Trần Nhân Tông)

It is altogether disastrous
To be born with a human body.
Whoever understands this truth
Is called the Awakened.
Constantly meditating on this,
I have ceased clinging to the body.
With satisfaction in mind,
I can laugh uproariously.

Thảm Hoạ Đất Phật (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Thảng thốt, bàng hoàng tin Népal địa chấn
Gần 8 độ Richter lật ngược Kathmandu
Quật đổ điện đài đền miếu tín ngưỡng Hindu
Và cả cổ tự cũng tan hoang đổ nát
Ôi! Đất Phật của tôi 
Hơn hai ngàn năm bảo sát
Ngài vẫn ngồi kia
Trầm mặc, an nhiên!

Khúc Trường Ca Giao Thừa (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)



Ngõ lên Mai Trúc Am
Cảm ơn
Xin cảm ơn
Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi
Xuân sinh, hạ trưởng
Thu liễm, đông tàn
Hiện tượng thiên nhiên
Cũng là chuyện trần gian
Mai thịnh, mốt suy

Sinh Nhật (Mặc Không Tử)

Sinh nhật hiểu nôm na là ngày biểu hiện, ngày ghi dấu sự có mặt của chúng ta trong cuộc lữ này. Tôi vẫn thích gọi kiếp sống này là cuộc lữ thay vì là cuộc sống, cuộc đời. Gọi như thế tôi tự nhắc nhở mình rằng cái “tôi” trong ngoặc kép này đây chẳng phải chỉ hiện hữu trong một đời này, mà nó là hành trình của kẻ tha phương, mà mỗi kiếp sống là quán trọ dừng chân, ngoại trừ những bậc A-la-hán lậu tận.

Đi Tìm Con Sóng (Mặc Không Tử)




Nửa mùa trăng du thủ
Nửa đời em ruổi rong
Tàn đông chưa giũ mộng
Xuân đến rộn tơ lòng.

Em nửa đời là sóng
Rào rạt giữa trùng khơi
Ta nửa đời là biển
Đêm trăng huyền ghé chơi.

Điều Đại Kỵ Năm Ngọ (Toại Khanh)

Nói rốt ráo thì năm nào cũng vậy thôi, cũng 12 tháng với 4 mùa và loanh quanh mấy vụ nắng mưa lạnh nóng. Nhưng riêng cái năm Ngọ này hình như có chút đặc biệt, bởi cái hình ảnh con ngựa trong đó. Cứ nhắc đến ngựa thì trước hết và bao giờ tôi cũng nghĩ ngay đến cái câu Ngựa Quen Đường Cũ. Bốn chữ đó thâm hậu ghê gớm.

Thơ Xuân (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

(Chùm thơ Thất ngôn thập nhị cú)

1.    Xuân Tức Cảnh
Xuân của đất trời, xuân của ai?
Mà nơi non lạnh, liếp thưa cài
Mù mây lững thững chơi đồi vắng
Sương khói lơ thơ dạo lũng dài
Nắng mới nể tình hong ấm tóc

Thử bàn về Cái Tĩnh và Cái Không trong Thơ (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Đọc một câu thơ, thấy một “nhãn tự”, nghĩa là thấy một chữ đắc địa, thật là thú vị! Đọc một bài thơ, thấy một câu hay thì thật là sảng khoái! Xem một tập thơ, thấy được dăm bảy bài hay, chừng chục bài đường được, số còn lại dẫu chưa đạt nhưng câu kéo, chữ nghĩa ra vẻ đã có một sự lao động nghiêm túc thì thật không uổng phí thời gian “vén mây tìm trăng”!